Những kỹ năng xã hội mà trẻ mầm non cần có

Những kỹ năng xã hội mà trẻ mầm non cần có

Tìm hiểu về kỹ năng xã hội? Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non tốt sẽ giúp trẻ gặt hái được các lợi ích ngay lập tức. Dưới đây sẽ là bài viết giúp ba mẹ dạy kỹ năng xã hội cho trẻ phát triển toàn diện về cảm xúc và nhận thức.

Các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non mang lại lợi ích gì?

  • Thành công hơn trong cuộc sống: Những kỹ năng xã hội tốt sẽ giúp trẻ có được tương lai tươi sáng hơn. Theo nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Công cộng Hoa Kỳ, những kỹ năng xã hội và cảm xúc của trẻ cấp độ trường mẫu giáo có thể là yếu tố tác động lớn nhất tới sự thành công cho trẻ khi trưởng thành.

Thành công hơn trong cuộc sống

  • Tình bạn được bền chặt hơn: Trẻ có kỹ năng xã hội tốt và có thể hòa đồng với các bạn cùng lứa tuổi có thể kết bạn dễ hơn. Một nghiên cứu thực tế được công bố trên trang International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences chỉ ra tình bạn trong độ tuổi mầm non rất tốt cho sức khỏe tinh thần trẻ. Tình bạn cũng giúp đem tới cho trẻ nhiều cơ hội rèn luyện những kỹ năng xã hội. Chẳng hạn như là giải quyết vấn đề, xung đột.

Các hậu quả tiềm ẩn của kỹ năng xã hội không tốt là gì?

Không có kỹ năng xã hội tốt sẽ khó để tương tác với người khác, đây là nguy cơ gây ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ. Chẳng hạn như, việc xa gia đình sẽ khiến trẻ trở nên căng thẳng. Khi trẻ không thể giao tiếp tốt với người khác, điều này chỉ trở nên càng tồi tệ hơn cho trẻ. 

Không bao giờ là sớm khi bắt đầu dạy cho trẻ hòa đồng với người xung quanh. Và không bao giờ là muộn để rèn các kỹ năng xã hội cho trẻ. Trước hết, hãy bắt đầu với những kỹ năng xã hội cơ bản nhất và tiếp tục trau dồi những kỹ năng của trẻ theo thời gian.

Hãy bắt đầu với những kỹ năng xã hội cơ bản nhất 

Những kỹ năng xã hội cho trẻ cần thiết

Kỹ năng biết chia sẻ 

Việc biết chia sẻ sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng tương tác trong xã hội, xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè, người xung quanh. Kỹ năng này không những giúp cho trẻ phát triển sự tự tin, lòng biết ơn, nhân ái, tính trách nhiệm, mà còn giúp trẻ biết giúp đỡ người khác, thấy hạnh phúc và hài lòng với chính bản thân. 

Để phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, ba mẹ và giáo viên có thể tạo điều kiện cho bé tham gia những hoạt động nhóm, nô đùa với bạn bè và dạy bảo trẻ chia sẻ đồ chơi, thức ăn cũng như dành thời gian của trẻ với bạn bè. Ngoài ra thì giáo viên và ba mẹ cũng nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào những hoạt động từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, để trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của kỹ năng chia sẻ.

Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Kỹ năng tôn trọng không gian cá nhân

Một trong các điều quan trọng mà trẻ mầm non cần rèn luyện, chính là kỹ năng tôn trọng không gian riêng của người khác. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ hiểu và tôn trọng không gian cá nhân của người xung quanh, biết được cách đối nhân xử thế và tạo ra môi trường sống, học tập thoải mái, hài hòa. Khi trẻ biết tôn trọng không gian riêng của mình và người khác, trẻ sẽ hình thành được các mối quan hệ xung quanh tốt hơn, tăng sự đồng cảm và giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.

Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt

Ngoài việc sử dụng ngôn từ để trình bày suy nghĩ cũng như ý kiến bản thân, trẻ cũng có thể sử dụng ánh mắt để bổ sung cũng như gia tăng tính hiệu quả trong giao tiếp. Điều này giúp trẻ thể hiện tính tự tin, tôn trọng và sự chú ý của người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt thực sự vô cùng hữu ích và khắc phục được điểm hạn chế về yếu tố ngôn từ, giúp bé có thể nói chuyện được trước đám đông lưu loát và hoạt bát hơn. 

>> Xem thêm: VAS – hệ thống trường quốc tế đi đầu trong việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Kỹ năng tự bảo vệ mình

Khi trẻ có khả năng tự bảo vệ mình thì trẻ sẽ tự tin và cảm thấy an toàn hơn khi phải đối mặt với mọi tình huống khó khăn, nguy hiểm trong xã hội. Kỹ năng này gồm có việc nhận biết cũng như tránh xa các tình huống nguy hiểm, biết cách đưa ra sự trợ giúp từ người xung quanh cũng như biết thể hiện và bảo vệ quyền cá nhân lịch sự và hiệu quả. Ba mẹ nên chỉ dẫn cho trẻ cách xử lý các tình huống khó xử như sự quấy rối, hay khi có người lạ tiếp cận. Ba mẹ, thầy cô cần dạy cho trẻ biết tự bảo vệ mình.

Lời kết

Bài viết trên đã thông tin tới quý bạn đọc những kỹ năng xã hội cho trẻ cần thiết mà ba mẹ cần chỉ dạy cho bé. Mong rằng những chia sẻ bên trên sẽ hữu ích cho mọi người